Cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội: Cần lắm một "trọng tài"

Thứ tư , 09:53 08/08/2021 | Hotline VTC9

Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự bế tắc trong cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội là do Nhà nước thiếu nguồn lực để đầu tư và chỉ trông chờ vào doanh nghiệp. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp không kham nổi đã phải bỏ cuộc.

Cải tạo chung cư cũ không còn là câu chuyện mới khi đã kéo dài trong suốt 20 năm qua. Thế nhưng, đến nay mới chỉ có 1% trong số 1.579 chung cư cũ xuống cấp được cải tạo thành công. Bởi vẫn còn nhiều nút thắt trong quy định cũng như lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp, nhà nước chưa được gỡ bỏ. 

HÀ NỘI: THÁO GỠ VƯỚNG MẮC TRONG CẢI TẠO CHUNG CƯ CŨ | VTC9

Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự bế tắc trong cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội là do Nhà nước thiếu nguồn lực để đầu tư và chỉ trông chờ vào doanh nghiệp. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp không kham nổi đã phải bỏ cuộc.

Không chỉ vướng mắc trong hệ số đền bù, mà theo Nghị định 101 của Chính Phủ đã quy định: Việc tháo dỡ chung cư cũ, nhà tập thể cũ phải được sự đồng thuận của 100% chủ sở hữu. Song, trên thực tế, quy định này gần như không thể thực hiện được.

Trước thực tế nêu trên, GS. Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, cơ quan chức năng cần phải đứng ra làm "trọng tài" và quy định hệ số K "cứng" đối với từng khu vực cụ thể để hài hòa 3 nhóm lợi ích trong vấn đề này là người dân, doanh nghiệp và thành phố.

Được biết, UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 171 về việc khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác thực hiện cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Trong đó, bố trí nguồn vốn ngân sách lên tới 500 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025 để thực hiện tổng kiểm tra, rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng toàn bộ các chung cư cũ theo các đối tượng, phân loại quy định của Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021.

 Nguyễn Phượng

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

VOV - Đài truyền hình KTS VTC