Liên quan đến việc, hơn 7 năm nay, đàn Vọoc Mông trắng quý hiếm ở rừng Kim Bảng - Hà Nam vẫn "lay lắt chờ" Khu bảo tồn được thành lập. Theo chuyên gia của Tổ chức Bảo tồn Đồng thực vật Quốc tế Fauna & Flora International (FFI), việc thành lập Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mông trắng ở Hà Nam là hết sức cấp bách và thiết thực, nhằm bảo tồn nguồn gen, nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong khu vực và toàn cầu.
Từ năm 2016 đến năm 2022, tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã quốc tế (FFI) đã ghi nhận 118 cá thể Voọc mông trắng ở Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, là quần thể lớn thứ hai trên thế giới sau khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, Ninh Bình.
TS. PHẠM QUANG TÙNG
Tổ chức Bảo tồn Động thực vật Quốc tế Fauna & Flora International (FFI)
(Năm 2016 tổ chức Fauna and Flora (FFI) tái phát hiện ở khu rừng phòng hộ Kim Bảng, Hà Nam có 80 cá thể Vooc mông trắng, là quần thể lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Khu bảo tồn ngập nước Vân Long, từ đó đến nay FFI hỗ trợ chính quyền địa phương thực hiện một số hoạt động của Dự án nhằm bảo tồn, bảo vệ loài Vooc quý hiếm này)
Tháng 3/2021, Khu bảo tồn Voọc Mông trắng được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam phê duyệt nhằm bảo vệ và phát triển quần thể voọc mông trắng, một loài động vật nguy cấp nhất thế giới. Quy mô dự án khoảng 11.000 ha, bao gồm vùng lõi bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích khoảng 3.500 ha và vùng đệm có diện tích khoảng 7.500 ha thuộc một số xã của huyện Kim Bảng và huyện Thanh Liêm.
Tuy nhiên, cho đến nay dự án vẫn chỉ năm trên giấy.
TS. PHẠM QUANG TÙNG
Tổ chức Bảo tồn Động thực vật Quốc tế Fauna & Flora International (FFI)
(Trong suốt 7 năm qua kể từ khi tái phát hiện quần thể Vooc lớn thứ 2 thế giới tại Kim Bảng, FFI đã thực hiện 2 giai đoạn của dự án, Giai đoạn 1 từ 2016-2021, và giai đoạn 2 là từ 2021- 2024 với mục đích là Bảo tồn lâu dài và bền vững quần thể Voọc mông trắng và đa dạng sinh học tại khu rừng phòng hộ Kim Bảng, Hà Nam
Mặc dù, đã thực hiện nhiều đợt khảo sát và đề xuất tính cấp thiết để thành lập khu bảo tồn loài và sinh cảnh VMT nhưng đến nay vì vướng một số quy định nên UBND tỉnh chưa thể thành lập KBT. Tôi cũng đã nghe thông tin UBND tỉnh đã có một số phương án và đang chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, rà soát các quy định của nhà nước trình UBND tỉnh phương án tối ưu nhất)
Đáng nói, đàn Vooc mông trắng tại đây, hiện đang đứng trước nguy cơ biến mất do tác động của hàng chục công trường khai thác đá làm vật liệu xây dựng và xi măng hoạt động ngày đêm.
TS. PHẠM QUANG TÙNG
Tổ chức Bảo tồn Động thực vật Quốc tế Fauna & Flora International (FFI)
(Một quan ngại lớn nhất cho đàn Vojooc hiện nay là sinh cảnh của chúng đang bị thu hẹp dần, diện tích rừng đang bị đe dọa để phát triển kinh tế, hiện nay theo thống kê có trên dưới 15 nhà máy, xí nghiệp, công ty khai thác đá và sản xuất xi măng hoạt động ngày đêm. Chính vì vậy FFI đã và đang hỗ trợ kỹ thuật giúp Sở Nông nghiệp và phát triên nông thôn tỉnh Hà Nam trình UBND tỉnh ra quyết định thành lập Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vooc mông trắng tại Kim Bảng càng sớm càng tốt).
Lãnh đạo Chính phủ cũng đã có những chỉ đạo, yêu cầu UBND tỉnh Hà Nam thực hiện các biện pháp bảo vệ voọc mông trắng và đã có hàng chục văn bản từ các Bộ ngành và tổ chức quốc tế đề nghị thành lập khu bảo tồn và trợ giúp hướng dẫn. Nghị Quyết 30 của Bộ Chính trị cũng đã đề ra nhiệm vụ tăng cường liên kết vùng trong bảo tồn và khai thác tài nguyên, đa dạng sinh học của các khu bảo tồn thiên nhiên.
Tuy nhiên, đến nay khu bảo tồn voọc mông trắng vẫn nằm trên giấy. Không biết đến bao giờ Quần thể loài linh trưởng nằm trong top 10 danh sách các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới này mới có được một cuộc sống yên ổn để phát triển loài?
Liên quan đến việc thành lập Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mông trắng tại huyện Kim Bảng. Ngày 21/8, UBND tỉnh Hà Nam đã có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị nội dung làm việc, trao đổi với Phóng viên Kênh VTC9 về vấn đề này. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin trong các bản tin tiếp theo.
XUÂN ĐOÀN, THANH LƯU